Cái nhìn của người ngoài
cuộc ( tiếp theo phần 2 )
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, trước mắt là
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu
tư, sản xuất đặc biệt là những dự án lớn có vốn Từ FDI đầu tư vào nên nhu cầu
sắm sửa các thiết bị công nghiệp tăng cao, trong đó xe nâng là một thiết bị
không thể thiếu trong guồng máy máy triển này.
Xe nâng dần
trở thành một công cụ đắc lực, dường như là không thể thiếu và không thể thay
thế trong mỗi doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và phục vụ kho bãi ..., Chi phí
đầu tư cho thiết bị này cũng không hề rẻ nên doanh nghiệp rất chú trọng đến
thiết bị này vừa để bảo vệ tài sản vừa để duy trì hoạt động sản xuất. Có nhiều
nhà máy mới thành lập khi vô vận hành sản xuất chưa có kinh nghiệm quản lý nên
xem nhẹ tầm quan trọng của xe nâng , đến khi có sự cố trục trặc ở xe nâng .Cả
dây chuyền sản xuất của nhà máy phải ngừng lại đợi sửa chữa xe nâng. Đã gây
không ít những thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp . Chính vì vậy nghề sửa chữa xe nâng nay rất phát triển và
nhiều sinh viên ra trường cũng muốn tham gia vào nghề này .
Từ một người thợ mới ra trường, kinh nghiệm là con số không ,
nhưng khi tham gia vào nghề sửa chữa xe nâng trong khoảng 1 năm, hầu hết các thợ
máy đều trang bị cho mình những kinh
nghiệm thực tế rất quý giá. “ Chỉ cần Nghe tiếng con ốc rơi là có thể xác định
được con ốc đó nằm ở vị trí nào trong máy” đây là câu nói nửa đùa nửa thật của
một nhóm thợ Chuyên sửa chữa xe nâng
có kinh nghiệm hơn 10 năm đang công tác tại Công ty Máy công nghiệp tan chong Việt Nam.Ngoài những kinh nghiệm
thực tế các thợ máy còn phải trang bị cho mình Các kiến thức mới nhất, kỹ năng
làm việc, phục vụ, ngoại ngữ và tin học,… là những yếu tố cơ bản của một kỹ
thuật viên lành nghề trong một công ty xe nâng chuyên nghiệp.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã cho ra đời những dòng xe
nâng hiện đại, tích hợp ngày càng nhiều các thiết bị điện tử, các hệ thống an
toàn, động cơ tân tiến hơn, thân thiện với môi trường hơn. Người thợ sửa xe
nâng phải luôn tìm hiểu, trao đổi và được đào tạo liên tục để tích lũy thêm
kiến thức, biết sử dụng các thiết bị phục vụ kiểm tra gắn liền với xe bởi nếu
không có chúng, kinh nghiệm chục năm, lương nghìn đô cũng bó tay!
Thị trường lao động trong ngành sửa chữa xe nâng Việt Nam sẽ sôi động, không chỉ bởi sự
du nhập của nhiều hãng xe từ nhiều quốc gia mà còn bởi sự cạnh tranh dịch vụ
giữa các công ty cung cấp dịch vụ xe nâng . Với những kỹ thuật viên, con đường
từ thợ lên thầy, từ thầy lên chủ tuy dài nhưng với quyết tâm, sự kiên trì,
đường này sẽ rất sáng.
Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn !
(KẾT THÚC )